Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Thanh niên "tị nạn" trong cafe internet: Góc khuất của Nhật Bản

Thứ ba - 25/08/2015 16:25

Những năm gần đây, ở Nhật Bản xuất hiện nhiều thanh niên đêm này qua đêm khác sống ở quán cafe internet (net cafe), biến phòng máy tính thành nơi ăn ngủ, sinh hoạt của mình.

Khi nghĩ tới Nhật Bản, người ta thường liên tưởng tới một siêu cường kinh tế, với mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người thuộc nhóm các nước hàng đầu trên thế giới và không có người nghèo tồn tại ở quốc gia này. Chính bản thân Nhật Bản cũng luôn tự hào là quốc gia có 90% dân số thuộc tầng lớp trung lưu, các thành phố hầu như không tồn tại các khu ổ chuột như nhiều nơi trên thế giới.

Tuy nhiên Nhật Bản vẫn còn những mặt trái của nó. Nhiều lao động nước này không thể đảm bảo được cuộc sống và phải tá túc trong những quán cafe Internet. Những thanh niên đêm này qua đêm khác sống ở quán cafe internet (net cafe), biến phòng máy tính thành nơi ăn ngủ, sinh hoạt của mình. Đó là đặc điểm chung của những người vô gia cư mới mà báo chí Nhật gọi là “dân tị nạn net cafe”. Tại sao lại xuất hiện hiện tượng này, tại sao họ lại trở thành “dân tị nạn net cafe”? Lý do gì họ sử dụng quán net cafe làm nhà của mình?

Cuộc sống tối tăm của cư dân tị nạn net cafe

"Cư dân tị nạn net cafe" luôn phải tính toán làm thế nào tiêu ít tiền nhất trong một ngày. Mức tối đa họ chi cho bữa ăn hàng ngày không vượt mức 1000 yen (10USD). Họ thường mua loại cơm hộp giá rẻ trong các siêu thị có giá khoảng 380 yen (3,8USD). Chia hộp cơm đó thành hai phần dành cho bữa trưa và bữa tối. Những lúc chỉ còn số tiền ít ỏi, họ chỉ dám mua một cái bánh humburge chia làm bữa sáng và tối để sống qua ngày.

Hình ảnh Dân tị nạn cafe internet: Góc khuất của Nhật Bản số 2

Căn phòng chật chội của một người "tị nạn net cafe" -Ảnh: Yomiuri

Lang thang ở những nơi công cộng để giết thời gian cho đến tối muộn, họ lưu trú ở những quán cafe để tiết kiệm chi phí sử dụng. Tại đây, họ bắt đầu tìm kiếm công việc ngày mai bằng cách đăng ký vào hệ thống “Công ty môi giới và điều phối việc làm theo ngày” để tìm việc làm. Nếu ngày mai họ không tìm được công việc và không có thu nhập để trả tiền sử dụng quán net cafe thì họ đành phải qua đêm trên những nghế đá ở công viên hoặc vỉa hè.

Sau một ngày lao động vất vả, khoảng 20h-22h họ cầm túi xách bước ra từ những quán cafe internet đi tới các hiệu giặt tự động. Một tuần họ giặt quần áo tại hiệu giặt tự động khoảng 1- 2 lần. Các hiệu giặt tự động thường có hệ thống hộp gửi đồ giá rẻ được lắp đặt sẵn. Có cả trường hợp, hộp gửi đồ giá rẻ này được bố trí ngay trong quán net cafe.

Đặc điểm chung và dễ nhận ra những “cư dân tị nạn net cafe” là họ luôn mang theo mình một túi to hoặc valy kéo cỡ nhỏ đựng những vật dụng thiết yếu của cuộc sống hàng ngày: bàn chải đánh răng, thuốc cảm, thuốc đau dạ dày, cắt móng tay, bông ngoáy tai, cơm hộp, tất, một vài bộ quần áo, khẩu trang, máy điện thoại di động, thẻ thành viên của “công ty điều phối và môi giới việc làm theo ngày”.... Vật dụng cá nhân của họ đầy đủ những thứ cần thiêt giống như một người chuẩn bị cho chuyến dã ngoại ngắn ngày.

Hình ảnh Dân tị nạn cafe internet: Góc khuất của Nhật Bản số 3

Có nhiều người bị vướng vào vòng luẩn quẩn không tìm được việc làm vì không có nhà cửa ổn định

Bên cạnh đó, những nữ “cư dân tị nạn net cafe” cũng phải chú ý đến việc vệ sinh thân thể sạch sẽ hơn các nam cư dân tị nạn net cafe” để tránh ánh mắt soi mói của những người làm cùng. Họ cố gắng không sử dụng nhà vệ sinh dành cho cả nam nữ ở quán net cafe mà chủ yếu sử dụng nhà vệ sinh ở trong những siêu thị sang trọng. Nếu sử dụng nhà tắm công cộng thường xuyên sẽ tốn kém hơn, vì vậy họ mua những chiếc khăn tắm loại rẻ trong các cửa hàng một giá 100 yen (1USD) để vệ sinh cơ thể. Công việc chủ yếu của những “nữ tị nạn net cafe” là phát tờ rơi quảng cáo ở ga tầu điện ngầm, phân loại sản phẩm ở những kho hàng, phục vụ trong cửa hàng ăn nhỏ, quán karaoke...

Muôn vàn lý do trở thành "cư dân tị nạn net cafe"

Có nhiều người bị vướng vào vòng luẩn quẩn không tìm được việc làm vì không có nhà cửa ổn định. Nếu vấn đề không được giải quyết, số người bị buộc phải ra đường để sống sẽ còn tăng hơn nữa". Lời nhận xét của một đại diện chính quyền Tokyo đã phần nào nói lên thực trạng cùng quẫn của những người chọn thân phận "tị nạn" ngay trên chính quê hương mình.

Hình ảnh Dân tị nạn cafe internet: Góc khuất của Nhật Bản số 4

Khi được hỏi tại sao lại sống một cuộc đời khổ sở như con thuyền không bến đậu, 66% người nói họ không có đủ tiền để đặt cọc mua nhà, 38% thừa nhận không có nguồn thu nhập thường xuyên để đảm bảo trả tiền thuê nhà, 31% cho rằng không tìm được người bảo lãnh.

Sự suy thoái kinh tế đã buộc các công ty Nhật Bản phải cắt giảm chi phí lao động để trụ vững trong khó khăn. Ngoài biện pháp cho nhân viên nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng, còn xuất hiện khuynh hướng thay lao động nhân viên chính thức bằng hình thức lao động hợp đồng ngắn hạn, làm bán thời gian, lao động biệt phái... Đặc biệt, trong 10 năm gần đây, các công ty, xí nghiệp tích cực lựa chọn cách tuyển dụng lao động không chính thức vừa đơn giản vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Hệ quả là giảm tuyển dụng lao động chính thức, gia tăng lao động tự do, lao động biệt phái. Đây cũng là một lý do dẫn đến sự xuất hiện của “cư dân tị nạn net cafe”.

Ông Makoto Yuasa, giám đốc tổ chức phi lợi nhuận "Trung tâm hỗ trợ Moya vì một cuộc sống độc lập", cho rằng cần có những biện pháp hỗ trợ thích hợp.
"Thực tế mà nói những người tị nạn net cafe không thể dành dụm tiền để thuê căn hộ. Do đó các biện pháp hỗ trợ là rất cần thiết. Cần lưu ý các điều kiện đi kèm trong lúc cho vay để đảm bảo đây thật sự là một hệ thống thân thiện, có ích" - ông nói.


 

Tin liên quan

 

Tin liên quan


  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Hỗ trợ trực tuyến

Tuyển dụng
9889.1412.99-Ms.Hồng Anh
Tuyển dụng
0984.482.986 - Mr.Thái Dũng
vietteltanphu dangkytructuyen
 

Video

Like face

Thống kê truy cập

  •   Đang truy cập 8
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 7
 
  •   Hôm nay 396
  •   Tháng hiện tại 15,093
  •   Tổng lượt truy cập 1,646,922

Like face