Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Thói xấu của TTS Việt tại Nhật: Câu chuyện cái ô của bác Gen

Thứ tư - 23/09/2015 13:46

Bác Gen Kitagawa mất cái ô ở Trường Nhật ngữ An Narimasu (Nhật Bản). Câu chuyện tưởng nhỏ nhặt bỗng chốc trở thành lớn khi đụng chạm đến "người Việt", nhất là các lưu học sinh Việt Nam tại Nhật, trong bối cảnh một số người Việt từng bị cảnh sát Nhật bắt vì ăn cắp vặt.

Chuyện kể rằng bác Gen Kitagawa đến Trường Nhật ngữ An Narimasu với chiếc ô của mình. Đến khi bác về, trời mưa, bác không tìm thấy chiếc ô ở nơi bác để nó - góc riêng cho mọi người để ô ở trường. Bức xúc, bác Gen viết một mẩu giấy, dán ở nơi để ô, nội dung: "Bác Kitagawa ghét HS VN vì có người lấy cái ô của bác!".

Bác Gen Kitagawa ghét học sinh Việt Nam

Gần như ngay lập tức, bác Gen trở thành người nổi tiếng trên internet - trong cộng đồng người Việt. Vậy là sau thái tử Charles, hoàng tử Williams, ông trùm Richard Branson, nay lại thêm một người nước ngoài nói tiếng Việt với nội dung chê trách người Việt.

Tấm ảnh mẩu giấy của bác Gen được chia sẻ khắp nơi, tạo ra nhiều luồng ý kiến trái chiều. Người bảo bác Gen làm quá - chỉ có mỗi chiếc ô mà viết giấy bêu rếu nhau. Người khác ủng hộ bác Gen, bảo có mỗi chiếc ô mà người Việt cũng lấy cắp để bị nói, bảo rằng chiếc ô còn lấy thì sẽ còn lấy đến những gì...

thoi xau nguoi viet tai nhat 2

 

Nơi bác Gen để ô và bị lấy cắp

Hàng loạt người xông vào... kết bạn với bác Gen Kitagawa để xin lỗi và bày tỏ sự xấu hổ của người Việt khi trong cộng đồng Việt Nam lại có người xấu đến mức trộm cả cái ô của bác. Có người kêu gọi ai đã lấy ô của bác nên mang trả lại để rồi sau đó thêm nhiều người xót xa khi chẳng có chiếc ô nào được trả về. Nhiều người ra sức chứng minh rằng đó chỉ là một thiểu số và rằng phần lớn người Việt vẫn rất thật thà...

Ừ thì bác Gen cũng đồng ý người xấu chỉ là thiểu số, nhưng bác cũng lưu ý rằng 1% người xấu là "rất nhiều" khi biết rằng dân số Việt Nam có đến hơn 90 triệu người, nghĩa là có đến hơn 900.000 người xấu.

Thêm một lần nữa, người Việt giật mình với con số 1% của bác Gen, nhất là khi so sánh với những con số vài % hộ nghèo, vài % người thất nghiệp... mà ta vẫn đọc thấy trong các báo cáo thống kê của nhiều vị lãnh đạo.

Bác Gen không kết luận học sinh Việt Nam lấy ô của bác nữa, nhưng bác vẫn viết tiếng Việt

Chỉ một số ít người đặt câu hỏi với bác Gen Kitagawa về cơ sở khiến bác kết luận học sinh Việt Nam lấy ô của bác. Không chứng minh được, bác Gen đã ngỏ lời xin lỗi trên trang cá nhân, tháo bỏ mẩu giấy của mình và thay bằng một mẩu giấy khác với nội dung: "Kẻ lấy cái ô của bác ở đây chắc sung sướng không bị ướt. Mầy vui mừng thì cười lên đi. Trong lúc mầy cười tao phải khóc à!". Không kết luận học sinh Việt Nam lấy ô của bác nữa, nhưng bác Gen vẫn viết bằng tiếng Việt. Bác kể thêm rằng trong chiều 26/11 đã có một học sinh Việt Nam bị cảnh sát Nhật bắt giữ vì mang hai lon bia chưa thanh toán ra khỏi siêu thị.

Xin tạm gác lại câu chuyện chiếc ô của bác Gen ở đó để ngẫm về một chuyện khác lớn hơn - mỗi khi đâu đó phát hiện ra những việc làm sai trái của một hay nhiều công dân Việt Nam hoặc gốc Việt, gần như người Việt lập tức chia thành hai phái để "choảng" nhau - một bên đau khổ, xấu hổ khi "quốc thể" bị làm nhục; bên còn lại nhất định cãi rằng đó chỉ là thiểu số và không đại diện cho người Việt, nghĩa là không đại diện cho bản thân mình.
Cô hoa hậu gốc Việt bị bắt vì trồng cần sa ở Mỹ, người ta lao vào mắng chửi giới chân dài, người đẹp. Một tiếp viên hàng không bị bắt vì ăn cắp vặt. Người ta lao vào xỉ vả không tiếc lời để khẳng định một "chân lý" rằng "người Việt" (tức bao gồm cả mình) không xấu.

Tâm lý nhược tiểu và đồng hóa bản thân vào các sự kiện đã đẩy từng câu chuyện đi quá xa đến mức rời khỏi bản chất ban đầu, trở thành những cuộc tranh cãi, ném đá của chính người Việt vào nhau. Trong câu chuyện sừng tê giác của Richard Branson, rất nhiều người đã kéo vào Facebook cá nhân của ông để mạnh mẽ khẳng định rằng mình không dùng sừng tê giác, rằng những kẻ đáng bị lên án phải là giới nhà giàu hủy hoại tự nhiên.

Richard có chỉ đích danh ai đâu. Ông chỉ đang kêu gọi mọi người chấm dứt sử dụng sừng tê giác, nghĩa là chấm dứt nhu cầu, để những kẻ săn trộm tê giác phải bỏ nghề, để bảo vệ loài động vật đang bên bờ tuyệt chủng.

Tự thấy người Việt xấu, nhiều người Việt đã đại diện người Việt đi xin lỗi bạn bè các nước. Tự thấy người Việt tốt, nhiều người Việt đã mắng chửi những ai dám chỉ trích người Việt. Cả hai hành động ấy đều không giúp hình ảnh người Việt đẹp hơn trong mắt bạn bè quốc tế mà chỉ khiến hình ảnh chúng ta trở nên méo mó hơn.

Trở lại với bác Gen Kitagawa. Xuyên suốt câu chuyện, ít nhất bác cũng đã nói đúng một điều - một điều để chúng ta cùng suy gẫm: "Bạn không cần phải xin lỗi vì lỗi lầm của người khác. Thay vào đó, xin suy nghĩ xem phải làm gì để ngăn chặn những điều tương tự". Vâng, đôi khi cuộc sống chỉ đơn giản như thế thôi - thay vì xin lỗi hay chỉ trích hay lao vào các cuộc tranh luận không đoạn kết, chúng ta chỉ cần dừng lại suy nghĩ xem mình nên làm gì để thay đổi hiện trạng. Sau đó, quan trọng hơn, chúng ta nên bắt tay vào hành động cho một xã hội tốt đẹp hơn.
 


 

Tin liên quan

 

Tin liên quan


  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Hỗ trợ trực tuyến

Tuyển dụng
9889.1412.99-Ms.Hồng Anh
Tuyển dụng
0984.482.986 - Mr.Thái Dũng
vietteltanphu dangkytructuyen
 

Video

Like face

Thống kê truy cập

  •   Đang truy cập 28
 
  •   Hôm nay 2,518
  •   Tháng hiện tại 17,730
  •   Tổng lượt truy cập 1,668,123

Like face