Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Các quy tắc giao tiếp cần chú ý ở Nhật

Thứ hai - 17/08/2015 17:44

1. Cúi chào
     Nghi thức cúi chào ở Nhật được gọi là Ojigi. Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào: kiểu Saikeirei (cúi sâu 45 - 90 độ với người lớn tuổi) kiểu Futsuurei (cúi sâu 30 độ với bạn bè đồng trang lứa và hầu hết mọi người), kiểu Eshaku (cúi 15 độ với người nhỏ tuổi hơn).
20140926091554 e3d2f8e1 sm
Ba kiểu cúi chào cơ bản ở Nhật

- Ở Nhật, khi giao tiếp, nên tránh tuyệt đối việc động chạm cơ thể như ôm, hôn, bắt tay. Tuy thời gian gần đây, các bạn trẻ Nhật dần trở nên thoải mái hơn với các hành động như ôm, hôn du nhập từ văn hoá phương Tây, những cử chỉ quá thân mật này vẫn bị coi là tối kị, đặc biệt là trong lần gặp mặt đầu tiên.
5b9223b6 5b43 4f1f 9845 fe96e1c2c467 image 37202 honma
Người Nhật "kị" ôm hôn và tiếp xúc cơ thể khi mới gặp
2. Khi tới chơi nhà người lạ
Khi được mời tới chơi nhà người lạ, có 5 điều tối quan trọng bạn cần lưu ý:
- Để giày dép ở ngoài trước khi vào nhà. Tránh để chân chạm đất trước khi bước vào nhà.
5 4179 1410233612
5 4179 1410233612
- Nếu được mời ăn cơm, khi gác đũa, hãy đặt đũa nằm ngang so với bát cơm. 
5 phep xa giao nhat dinh phai biet khi toi nhat ban
- Luôn chuẩn bị quà, dù ít hay nhiều. Người Nhật cũng sẽ làm điều tương tự khi họ được mời tới nhà bạn chơi.
kho vi nguoi yeu nhi thich doi qua 1
3. Văn hoá công s
- Tôn trọng danh thiếp: Danh thiếp đối với người Nhật là chiếc vé đa năng để đi khắp nơi nên họ rất coi trọng danh thiếp của bạn và chú ý tới từng chi tiết trên danh thiếp.
Theo những nguyên tắc cơ bản về “đạo lý” ở Nhật thì “hậu bối”(những người nhỏ tuổi hơn) sẽ là người trao danh thiếp cho “tiền bối” . hép bàn tay lại, để danh thiếp vào lòng bàn tay, dùng ngón tay cái kẹp bên trái tấm danh thiếp, đưa danh thiếp đến phía trước ngực người nhận. Tên trên danh thiếp ngược với bản thân, hướng về phía họ, giúp cho người nhận danh thiếp có thể đọc được ngay, không cần phải quay ngược lại.
handing business card japan1

- Tại nơi làm việc, tôn trọng những người lớn tuổi. Người Nhật coi trọng quan hệ theo chiều dọc, nghĩa là những người “cây cao bóng cả” sẽ luôn được tôn trọng. người Nhật luôn đề cao vai trò của người đi trước hơn là khả năng của từng người với công việc. 
obama171109 1
- Người Nhật rất coi trọng giá trị tập thể. Họ không đánh giá cao vai trò cá nhân như người Mỹ, mà luôn hướng đến sự đồng tâm hợp lực để đạt được kết quả cao nhất.
- Làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp, không cười đùa trong giờ làm việc. Tránh va chạm cơ thể giữa các đồng nghiệp. Người Nhật thường nói chuyện bằng giọng thấp, có chừng mực và thường nhắm mắt lại khi thể hiện sự chú ý tới người nói – một thói quen mà nhiều người nhầm lẫn là biểu hiện của sự chán nản.
tinh cach con nguoi nhat ban
 4. Đúng gi
Người Nhật đặc biệt coi trọng sự đúng giờ. Đôi khi vì không hài long với sự trễ giờ/sai hẹn mà người Nhật có thể huỷ bỏ quan hệ hợp tác với bạn.  Bạn nên đến sớm hơn vài phút so với giờ hẹn.
van hoa kinh doanh o anh
5. Giao tiếp
Có một số quy tắc giao tiếp ở Nhật dường như trái ngược hoàn toàn với các quy tắc thông thường ở Việt Nam và các nước khác:
- Tránh nhìn trực tiếp vào mắt nhau.
- Người Nhật đề cao tính trung thực. Ở Nhật có rất nhiều minishop không người bán hoặc các khu vực trang trại không có nông dân. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói và để sản phẩm bên đường cùng 1 thùng đừng tiền, ai đi qua cũng có thể lấy và để tiền lại.
5 81c36
- Hạn chế gây tiếng ồn. Dù là đi trên đường, trên tàu điện ngầm hay trên xe bus, nên tránh tạo âm thanh quá to. Tuy nhiên, ở trong nhà hàng bạn lại có thể nói to để gọi đồ.
- Luôn luôn xếp hàng, dù ở bất kì đâu, dù bạn ở địa vị nào. 
405c9cf36f74d4a096b322c15e4fe4ff635449195462045368
- Tôn trọng sự bình đẳng một cách tuyệt đối, không phân biệt giàu nghèo và luôn đề cao tính tự lập. Các thầy cô và bậc cha mẹ luôn để trẻ em tự làm mọi việc có thể.
- Gián tiếp và nhập nhằng: Người Nhật không bao giờ nói không và luôn hướng tới việc làm người đối diện cảm thấy dễ chịu. Nếu cảm thấy bất đồng hoặc không thể làm những yêu cầu của người khác họ thường nói “Việc này khó”.
Rất chú trọng việc dung ngôn ngữ lễ phép và kính ngữ khi nói chuyện với người lớn tuổi hơn/có địa vị cao hơn.
 xungshos1
 
 

 

Tin liên quan


  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Hỗ trợ trực tuyến

Tuyển dụng
9889.1412.99-Ms.Hồng Anh
Tuyển dụng
0984.482.986 - Mr.Thái Dũng
vietteltanphu dangkytructuyen
 

Video

Like face

Thống kê truy cập

  •   Đang truy cập 1
 
  •   Hôm nay 200
  •   Tháng hiện tại 10,639
  •   Tổng lượt truy cập 1,642,468

Like face